Tư duy tích cực (Positive Thinking) là gì? Cách xây dựng thói quen tư duy tích cực cho trẻ

Trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành, tư duy tích cực đóng vai trò quan trọng không kém bất kỳ kỹ năng học thuật nào. Một đứa trẻ biết suy nghĩ tích cực không chỉ dễ thích nghi hơn với cuộc sống, mà còn học tốt hơn, hạnh phúc hơn và tự tin đối mặt với thử thách. Vậy tư duy tích cực là gì? Làm thế nào để rèn luyện tư duy này cho con từ sớm? Cùng khám phá trong bài viết dưới đây.

>>> Có thể phụ huynh quan tâm:

TABLE OF CONTENT

Tư duy tích cực là gì? Biểu hiện của người có tư duy tích cực

Tư duy tích cực là gì?

Tư duy tích cực là khả năng nhìn nhận sự việc dưới góc độ lạc quan, tin tưởng vào điều tốt đẹp và khả năng cải thiện mọi tình huống, kể cả khi đối mặt với khó khăn. Người có tư duy tích cực không phủ nhận những vấn đề thực tế, nhưng họ chọn cách phản ứng tích cực và hành động hướng về giải pháp.

Biểu hiện của trẻ có tư duy tích cực

Luôn cố gắng tìm hướng giải quyết thay vì than phiền

Thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác khi gặp khó khăn, một đứa trẻ có tư duy tích cực sẽ tập trung vào cách khắc phục vấn đề thay vì than phiền hay bỏ cuộc.
Ví dụ:

  • Khi làm bài tập khó, trẻ chủ động tìm hiểu, hỏi giáo viên hoặc bạn bè.
  • Trong sinh hoạt nhóm, khi có mâu thuẫn, trẻ đề xuất giải pháp để mọi người cùng hợp tác thay vì phàn nàn.

>>> Tham khảo thêm: 

Tin vào khả năng của bản thân, kể cả khi chưa thành công

Trẻ có niềm tin rằng bản thân có thể tiến bộ nếu nỗ lực, kể cả khi hiện tại chưa đạt kết quả tốt. Đặc biệt, dạy trẻ cách không so sánh tiêu cực giữa bản thân với người khác, mà nên động viên các con so sánh với chính mình để tốt lên từng ngày.
Ví dụ:

  • Dù bị điểm thấp, trẻ nói: “Lần sau mình sẽ ôn kỹ hơn” thay vì “Mình không thể giỏi được đâu”.
  • Dám đăng ký tham gia các cuộc thi, hoạt động dù biết bản thân chưa giỏi bằng bạn bè.
  • Không ngại giơ tay phát biểu hoặc thử những điều mới trong lớp.

Biết chia sẻ, cảm thông và động viên người khác

  • Trẻ có khả năng nhận biết cảm xúc của người khác và chủ động thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ. Ngoài ra, cha mẹ cần giáo dục trẻ không nên cười nhạo hay chỉ trích khi người khác mắc lỗi.

Ví dụ:

  • Khi bạn bị điểm kém, trẻ đến an ủi: “Không sao đâu, lần sau mình cùng ôn tập nhé.”
  • Chia sẻ đồ dùng học tập hoặc nhường chỗ ngồi cho bạn.
  • Động viên bạn khi bạn sợ phát biểu hoặc ngại tham gia hoạt động nhóm.;

Không dễ bị nản lòng trước thất bại;

Trẻ xem thất bại là một phần của quá trình học tập và trưởng thành. Ngoài ra, trẻ còn có khả năng tự vực dậy tinh thần sau khi không đạt kết quả như mong muốn.

Ví dụ cụ thể:

  • Sau khi trượt vòng loại cuộc thi, trẻ tiếp tục luyện tập để thử lại lần sau.
  • Không bỏ học hoặc trốn tiết vì làm bài kiểm tra kém.
  • Khi bị từ chối ý tưởng trong nhóm, trẻ vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến mới.

Biết học hỏi từ lỗi sai và có tinh thần cầu tiến

Trẻ không ngại nhìn nhận sai lầm và chủ động sửa sai và luôn mong muốn trở nên tốt hơn, học hỏi từ người giỏi hơn.

Ví dụ:

  • Khi bị nhắc nhở vì làm sai, trẻ ghi nhớ, xin lỗi và cam kết không lặp lại.
  • Chủ động hỏi giáo viên hoặc bạn bè để hiểu rõ lỗi sai trong bài làm.
  • Tự đặt mục tiêu nhỏ để cải thiện bản thân, như luyện viết chữ đẹp hơn, đọc sách mỗi ngày…

>>> Tham khảo thêm: 

Lợi ích của tư duy tích cực trong học tập và cuộc sống

Tư duy tích cực không chỉ là “nghĩ lạc quan”, mà còn là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, cảm xúc và mối quan hệ xã hội. Một số lợi ích nổi bật có thể kể đến:

  • Học tập hiệu quả hơn:
    • Trẻ có tư duy tích cực sẽ dám đặt câu hỏi khi chưa hiểu bài, không ngại phát biểu hoặc hỏi lại thầy cô.
    • Không sợ mắc lỗi trong học tập, từ đó dễ dàng tiếp nhận góp ý và chỉnh sửa.
    • Trẻ biết chủ động cải thiện điểm yếu như kỹ năng đọc, viết, nói trước đám đông thông qua luyện tập thêm, xin thêm tài liệu, hoặc học từ bạn bè.
  • Tăng khả năng phục hồi tâm lý:
    • Khi đối mặt với áp lực thi cử, mâu thuẫn bạn bè hay sự kỳ vọng của cha mẹ, trẻ không dễ suy sụp hay thu mình lại.
    • Trẻ có khả năng bình tĩnh đánh giá tình huống, hiểu rằng khó khăn là tạm thời, từ đó tìm hướng giải quyết phù hợp như nói chuyện với người lớn, nghỉ ngơi, hoặc chia nhỏ mục tiêu.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần
    • Tư duy tích cực giúp trẻ giữ tâm trạng ổn định, hạn chế lo âu hay suy nghĩ tiêu cực kéo dài.
    • Trẻ thường có giấc ngủ chất lượng hơn, ít gặp tình trạng mất ngủ do căng thẳng học tập.
    • Cảm xúc được kiểm soát tốt hơn, từ đó giảm cáu gắt, bùng nổ cảm xúc hay trầm lặng bất thường.
  • Giao tiếp tốt, có nhiều bạn bè
    • Trẻ có tư duy tích cực thường có năng lượng tích cực, dễ lan tỏa đến người khác.
    • Trẻ biết lắng nghe ý kiến bạn bè, không áp đặt hay gắt gỏng khi bất đồng.
    • Biết khen ngợi, động viên bạn đúng lúc, từ đó xây dựng mối quan hệ bền vững và sâu sắc.
  • Thành công lâu dài
    • Tư duy tích cực nuôi dưỡng tính kiên trì, khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề, là những kỹ năng thiết yếu cho thành công trong học tập và cuộc sống.
    • Trẻ biết chấp nhận thay đổi, dám đối mặt với thử thách, không dễ bỏ cuộc giữa chừng.
    • Trong dài hạn, trẻ có khả năng tự định hướng bản thân, giữ vững tinh thần lạc quan kể cả trong môi trường học thuật hoặc làm việc nhiều áp lực.

>>> Xem thêm: 

7 cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện tư duy tích cực mỗi ngày

1. Khuyến khích trẻ tự nhìn nhận điểm mạnh của bản thân

Thay vì chỉ tập trung vào điểm chưa tốt, hãy hướng dẫn trẻ ghi nhận những gì mình làm được mỗi ngày. Một cuốn sổ “niềm vui nhỏ” hay “3 điều con làm tốt hôm nay” sẽ giúp trẻ xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân.

Ví dụ cách thực hiện:

  • Mỗi tối trước khi ngủ, cho trẻ viết hoặc kể lại 3 điều con đã làm tốt trong ngày (dù nhỏ như giúp bạn bê ghế, tự gấp quần áo…).
  • Dán một bảng “siêu năng lực của con” trong phòng, mỗi khi trẻ làm điều tốt, hãy ghi lên đó và cùng ăn mừng.

2. Dạy trẻ nhìn nhận sai lầm như cơ hội để học hỏi

Thay vì khiến trẻ cảm thấy xấu hổ hoặc sợ hãi khi mắc lỗi, cha mẹ và thầy cô nên giúp trẻ hiểu rằng sai lầm là điều tất yếu trong quá trình học tập và trưởng thành. Quan trọng không phải là không phạm sai lầm, mà là biết học được điều gì từ đó để cải thiện bản thân.

Hãy tạo ra một môi trường nơi sai sót không bị phán xét, mà được nhìn nhận như cơ hội để trẻ:

  • Đề xuất cách làm tốt hơn cho lần sau.
  • Tự đánh giá lại hành động hoặc quyết định của mình.
  • Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi.

3. Tạo môi trường khuyến khích sự động viên và phản hồi tích cực

Trẻ em phát triển tư duy tích cực tốt hơn khi được sống và học tập trong môi trường tràn đầy lời động viên, ghi nhận và phản hồi tích cực. Một câu khen đúng lúc hay cái ôm nhẹ sau nỗ lực sẽ giúp trẻ cảm thấy bản thân có giá trị và muốn cố gắng nhiều hơn.

Quan trọng là người lớn cần:

  • Ghi nhận quá trình nỗ lực, không chỉ kết quả cuối cùng.
  • Phản hồi tích cực, cụ thể, thay vì khen sáo rỗng (“Con giỏi quá!” → “Mẹ thấy con kiên trì xếp lego gần 1 giờ đồng hồ, rất đáng khen!”).
  • Tránh mỉa mai, châm biếm hoặc so sánh làm trẻ tổn thương tinh thần.

Cách thực hành đơn giản:

  • Mỗi ngày, dành 2–3 phút để nói lời khen hoặc cảm ơn trẻ vì một điều nhỏ bé nào đó.
  • Treo “Bảng khen niềm vui” trong nhà/lớp, nơi ghi lại các hành vi tích cực.
  • Tạo thói quen nói: “Có lời khen vì hôm nay con đã tự thu dọn đồ chơi” thay vì chỉ nói “Tốt”.

>>> Tham khảo thêm: 

4. Hạn chế phán xét, so sánh

Việc so sánh trẻ với người khác như “Anh con làm được, sao con không làm được?” sẽ vô tình làm trẻ tổn thương lòng tự trọng và hình thành tâm lý tự ti. Trẻ có tư duy tích cực cần được so sánh với chính mình, để thấy được sự tiến bộ qua thời gian – dù là từng bước nhỏ.

Thay vì phán xét, hãy dùng câu hỏi gợi mở và lời nhận xét mang tính xây dựng để trẻ tự rút kinh nghiệm.

Cách thực hành đơn giản:

  • Nếu trẻ làm chưa tốt, đừng phán xét. Hãy nói: “Lần sau mình thử lại nhé, mẹ tin con sẽ làm tốt hơn.”
  • Dùng câu nói: “Con của hôm nay đã làm tốt hơn hôm qua rồi đó!” thay vì: “Sao không được như bạn A?”
  • Gợi ý trẻ tự nhìn nhận tiến bộ: “Hồi đầu năm con viết chữ thế nào? Bây giờ ra sao rồi nhỉ?”

5. Rèn luyện lòng biết ơn

Biết ơn giúp trẻ tập trung vào điều tích cực thay vì những điều mình thiếu. Trẻ có lòng biết ơn thường biết trân trọng nỗ lực của người khác, ít đòi hỏi, và sống nhân ái hơn. Đây là một trong những yếu tố nền tảng hình thành tư duy tích cực và hạnh phúc lâu dài.

Cách thực hành đơn giản:

  • Mỗi tối, cùng trẻ nói ra ít nhất 1 điều con cảm thấy biết ơn hôm nay, ví dụ: “Con cảm ơn bố đã đưa con đi học.”
  • Làm “lọ biết ơn”: Cả nhà ghi những điều khiến mình vui hoặc cảm kích vào giấy nhỏ, bỏ vào lọ và đọc lại mỗi cuối tuần.
  • Khi trẻ nhận được quà hay sự giúp đỡ, hãy hướng dẫn trẻ nói lời cảm ơn rõ ràng và cụ thể.

>>> Tham khảo thêm: Giáo dục sớm là gì? Lợi ích và phương pháp giáo dục sớm cho con

6. Thực hành suy nghĩ tích cực qua các hoạt động hàng ngày

Trẻ không chỉ học tư duy tích cực qua lời dạy, mà thông qua trò chơi, câu chuyện và tình huống thực tế hàng ngày. Việc luyện tập cách nhìn sự việc dưới góc tích cực sẽ giúp trẻ linh hoạt, lạc quan và biết “chuyển hướng” suy nghĩ khi gặp điều không như ý.

Cách thực hành đơn giản:

  • Cùng xem phim, đọc sách có nhân vật biết vượt qua khó khăn, rồi hỏi: “Con học được gì từ nhân vật này?”
  • Chơi trò: “Chuyện xui thành chuyện vui” – ví dụ: “Hôm nay trời mưa, con không được ra công viên → nhưng cả nhà ta được ở nhà chơi lego và nghe kể chuyện.”
  • Viết “nhật ký cảm xúc”: Trẻ ghi lại cảm xúc trong ngày và cách đã vượt qua điều khiến mình buồn.

7. Cha mẹ và thầy cô làm gương trong giao tiếp tích cực

Trẻ học bằng cách quan sát người lớn. Nếu cha mẹ, thầy cô hay phàn nàn, nóng giận, dùng lời tiêu cực, trẻ sẽ dần học theo. Ngược lại, khi người lớn giữ thái độ lạc quan, cư xử tích cực, trẻ sẽ vô thức hình thành tư duy và phản ứng tương tự.

Cách thực hành:

  • Khi gặp sự cố (như kẹt xe, làm đổ đồ), thay vì tức giận, người lớn hãy nói: “Không sao, lần sau mình cẩn thận hơn nhé.”
  • Tránh lời nói tiêu cực trước mặt trẻ như: “Mẹ mệt quá, chán quá!” → đổi lại: “Mẹ hơi mệt, mẹ sẽ nghỉ chút rồi mình cùng chơi nhé.”
  • Thường xuyên thể hiện cảm xúc tích cực như: mỉm cười, khen ngợi người khác, cảm ơn một cách chân thành.

Mọi hành trình phát triển của trẻ, luôn cần có ba mẹ đồng hành và dõi theo. Trẻ con rất dễ tổn thương, rất dễ học theo những thói quen cả tốt lẫn xấu. Chính vì vậy, môi trường sống và môi trường học tập đóng vai trò rất quan trọng trọng việc phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ.

>>> Xem thêm:

Tư duy tiêu cực là gì? Vì sao nên giúp trẻ tránh xa nó?

Biểu hiện thường gặp của tư duy tiêu cực ở trẻ

  • Tự ti, thiếu tự tin
    • Luôn cho rằng mình “không làm được”, “không giỏi như bạn khác”.
    • Ngại phát biểu trong lớp vì sợ sai hoặc sợ bị cười chê.
    • Thường từ chối thử cái mới vì sợ thất bại.
  • Sợ sai, sợ bị đánh giá
    • Mất bình tĩnh khi làm sai, dễ khóc hoặc rối loạn cảm xúc.
    • Luôn muốn hoàn hảo, không dám thử nếu chưa chắc chắn sẽ thành công.
    • Không dám nhận lỗi hoặc đổ lỗi cho người khác để tránh bị phê bình.
  • Thường xuyên phàn nàn, than vãn
    • Hay nói những câu như: “Con chán quá”, “Không có gì vui cả”, “Cái gì cũng khó quá”.
    • Gặp một chút thử thách là nản, dễ bỏ cuộc.
    • Luôn nhìn vào mặt tiêu cực của sự việc, hiếm khi thấy điểm tốt.
  • So sánh bản thân theo chiều hướng tiêu cực
    • Tự hạ thấp mình khi thấy người khác giỏi hơn.
    • Cho rằng “mình không bao giờ bằng bạn đó được”.
    • Dễ ghen tị, bất mãn khi người khác được khen.
  • Phản ứng tiêu cực với thất bại
    • Cảm thấy xấu hổ, tức giận hoặc buông xuôi hoàn toàn khi làm sai.
    • Không rút ra bài học mà chỉ nhìn nhận thất bại là “mình dở, mình vô dụng”.
    • Có xu hướng né tránh thử lại.
  • Giao tiếp thiếu tích cực
    • Dễ nổi nóng, cáu gắt khi không vừa ý.
    • Thiếu kỹ năng lắng nghe, thường chen ngang, gắt gỏng khi người khác nói.
    • Hay dùng từ ngữ tiêu cực: “Dở ẹc”, “Chán ghê”, “Xấu quá”, “Không ai chơi với con đâu”.
  • Không tin vào khả năng thay đổi của bản thân
    • Cho rằng mình “đã vậy rồi”, “không thể khác được”.
    • Không đặt mục tiêu hoặc không có động lực cải thiện bản thân.
    • Phản ứng thụ động, để mặc mọi việc diễn ra thay vì chủ động thay đổi.

Tác hại đến sự phát triển cá nhân, học tập và cảm xúc

  • Giảm động lực học tập: Trẻ có tư duy tiêu cực thường nghĩ rằng dù cố gắng cũng không thay đổi được kết quả, nên không muốn học tập hay thử thách bản thân. Các câu nói như “Con học hoài cũng không hiểu”, “Con làm bao nhiêu cũng vậy thôi” là dấu hiệu của mất niềm tin vào giá trị của nỗ lực.
    • ;Lười học, không muốn làm bài tập.
    • Không đặt mục tiêu cá nhân.
    • Thiếu hứng thú trong các hoạt động học tập, dễ bỏ cuộc giữa chừng.
  • Mất niềm tin vào bản thân: Tư duy tiêu cực khiến trẻ nghi ngờ năng lực của chính mình. Khi mắc lỗi, trẻ không còn thấy đó là cơ hội để học hỏi mà xem đó là “bằng chứng mình dở”, từ đó sinh ra tự ti, mặc cảm.
    • Không dám phát biểu, không dám đăng ký hoạt động hoặc thử sức trong bất cứ việc gì mới.
    • Ngại giao tiếp với người lớn hoặc bạn bè vì sợ bị đánh giá.
    • Dễ rơi vào trạng thái “đóng băng” (tê liệt hành động khi gặp vấn đề).;
  • Gia tăng căng thẳng, lo âu: Khi tư duy tiêu cực lặp lại thường xuyên, não bộ trẻ quen với việc nhìn mọi việc dưới góc tiêu cực, luôn nghĩ đến rủi ro, thất bại, lỗi lầm. Trẻ sẽ có xu hướng lo lắng quá mức, kể cả khi chưa có vấn đề thực sự xảy ra.;
    • Khó tập trung, dễ mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa do lo âu kéo dài.
    • Hay mệt mỏi, dễ cáu gắt hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng mãn tính.
    • Dễ xuất hiện biểu hiện trầm cảm tuổi học đường (im lặng bất thường, thu mình, khóc thầm…).
  • Khó hòa nhập với bạn bè;: Trẻ có tư duy tiêu cực thường nhìn nhận mối quan hệ dưới góc độ tiêu cực: “Không ai thích chơi với con”, “Bạn đó chơi với con vì thương hại”, “Chắc con làm gì sai nên bạn mới né con”. Điều này khiến trẻ tự tạo rào cản, không dám mở lòng hoặc hợp tác với người khác.
    • Khó kết bạn, thường xuyên cảm thấy bị cô lập.
    • Có xu hướng ghen tị hoặc so đo, chỉ trích bạn bè.
    • Dễ xảy ra xung đột khi làm việc nhóm do thiếu niềm tin hoặc không kiểm soát được cảm xúc.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển nhân cách.: Tư duy tiêu cực kéo dài ăn mòn dần cảm xúc tích cực và lòng tự trọng, ảnh hưởng đến cách trẻ hình thành giá trị sống và nhân cách. Trẻ có thể trở nên lạnh lùng, khép kín, hoặc nổi loạn tùy từng kiểu phản ứng. Về lâu dài, điều này gây cản trở sự phát triển tâm lý – xã hội lành mạnh.
    • Trẻ hình thành thói quen tự trách, tự đổ lỗi hoặc đổ lỗi cho người khác, khó chấp nhận bản thân.
    • Mất phương hướng sống, không có niềm vui hay mục tiêu rõ ràng.
    • Tăng nguy cơ rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hoặc lệch lạc hành vi.

Tư duy tiêu cực nếu không được nhận diện và điều chỉnh kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, người lớn cần quan sát, thấu hiểu và hỗ trợ trẻ xây dựng thói quen suy nghĩ tích cực ngay từ sớm.

>>> Tham khảo thêm: 

Môi trường giáo dục giúp trẻ phát triển tư duy tích cực – Trường Quốc tế Bắc Mỹ SNA Nam Sài Gòn

Tại Trường Quốc tế Bắc Mỹ SNA Nam Sài Gòn, việc nuôi dưỡng tư duy tích cực cho học sinh là một phần quan trọng trong triết lý giáo dục toàn diện. Không chỉ tập trung vào kiến thức, SNA chú trọng phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng sống cho mỗi học sinh thông qua các yếu tố sau:

Văn hóa học đường tích cực, tôn trọng sự khác biệt

Tại SNA, học sinh được khuyến khích thể hiện chính mình, được lắng nghe và tôn trọng sự đa dạng. Tinh thần “không phán xét – không áp đặt” tạo nên một cộng đồng học tập thân thiện, an toàn, giúp học sinh phát triển cảm xúc và tư duy tích cực tự nhiên.

Chương trình IB giúp học sinh tự tin, suy nghĩ độc lập

Chương trình IB khuyến khích học sinh đặt câu hỏi, tư duy phản biện và chủ động ra quyết định. Điều này hình thành tư duy tích cực trong việc học, vì học sinh biết rằng mình có quyền sai – nhưng cũng có khả năng sửa sai và tiến bộ.

Hoạt động ngoại khóa đa dạng nuôi dưỡng tư duy và cảm xúc tích cực

Từ thể thao, nghệ thuật, dự án cộng đồng đến các hội thảo kỹ năng sống, SNA tạo ra môi trường năng động, nhiều cơ hội để học sinh thể hiện bản thân, khám phá thế giới và học cách nhìn nhận mọi trải nghiệm dưới góc nhìn tích cực.

Tư duy tích cực là món quà lớn nhất mà cha mẹ và nhà trường có thể trao cho trẻ – bởi nó không chỉ giúp trẻ học tốt hơn hôm nay, mà còn sống hạnh phúc hơn trong suốt cuộc đời. Hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ, và lựa chọn môi trường giáo dục phù hợp như SNA. Nhà trường chú trọng vào việc khơi gợi niềm tin, sự tự tin và tinh thần lạc quan của từng học sinh từ trong lớp học ra đến cuộc sống.

>>> Có thể phụ huynh quan tâm: